Cân phân tích đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong kinh doanh và cuộc sống. Những chiếc cân ngày nay không chỉ sử dụng để cân trọng lượng mà ngày càng được bổ sung những tính năng cao cấp nhằm đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng. Cân phân tích là một trong những loại cân như vậy. Dưới đây là những ưu điểm cũng như nhược điểm của cân phân tích.
1, Ưu điểm của cân phân tích
- Nhìn chung các loại cân phân tích trên thị trường hiện nay nếu được sử dụng trong những điều kiện tốt (nhất là điều kiện chuẩn) sẽ hoạt động vô cùng ổn định, có tuổi thọ cao và ít gặp phải sự cố trong khi sử dụng.
- Cân phân tích có đĩa đặt mẫu vật lớn, đảm bảo cho các mẫu vật cần cân không bị rơi ra ngoài.
- Tất cả các sản phẩm cân phân tích trên thị trường hiện nay đều được trang bị lồng chắn gió giúp cho kết quả cân ít bị ảnh hưởng bởi các yêu tố bên ngoài.
2, Nhược điểm của cân phân tích
- Các dòng cân phân tích rất dễ bị tác động của môi trường bên ngoài nhất là môi trường ẩm ướt.
- Cân phân tích thông thường không chịu được các va đập mạnh vì nó có độ nhạy cao nên những dao động dù là rất nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cân phân tích.
- Cân phân tích sử dụng nguồn điện trực tiếp nên không thuận tiện khi di chuyển cũng như việc thay đổi vị trí cân.
- Cân phân tích hoạt động trong môi trường chuẩn tức là trong các phòng thí nghiệm: cần đảm bảo nhiệt độ phòng bình thường, môi trường ổn định, không rung động, không có tiếng ồn và tránh va chạm lớn, nhất là phải tránh môi trường có nhiễu xạ nhiều.
Ông cha ta đã nói của bền tại người, chính vì vậy để sử dụng cân phân tích bền lâu và chính xác, bạn cần nắm rõ những ưu điểm và nhược điểm trên đây để có thể sử dụng, bảo quản và nâng cao độ bền cho sản phẩm. Tuân thủ các nguyên tắc sẽ giúp bạn có những số liệu đo đạc chính xác, mang lại hiệu quả cao trong công việc.