Cân từ lâu đã trở thành thiết bị đo lường không thể thiếu từ khi giao thương bắt đầu nhen nhóm. Xã hội phát triển, công nghệ thay đổi khiến cho những sản phẩm cân cũng được cải tiến không ngừng. Chính vì vậy mà cân sàn điện tử đã cuất hiện.
1, Cấu tạo của cân sàn điện tử
Cân sàn điện tử gồm có những phần chính sau:
- Khung và bàn cân : Khung và bàn cân được kết cấu bằng khung thép có kết cấu cứng, vững cho phép quá tải tới 300% để tránh hiện tượng cong vênh khung bàn cân, tránh làm giảm độ chính xác của cân. Là bộ phận dùng để gá và lắp đặt loadcell, lắp bộ chỉ thị thành 1 thể thống nhất.
- Cảm biến lực (còn gọi là loadcell): Đây là thiết bị giúp mã hóa lực tác động thành tín hiệu điện. Sản phẩm loadcell cho cân sàn điện tử hiện tại là loại loadcell của hãng zemic (thương hiệu Hà Lan) L6G,L6E,L6E3 với các mức tải khác nhau
- Bộ chỉ thị (hay còn gọi là indicator): Là thiết bị nhận các tín hiệu mã hóa từ loadcell về giải mã, sau đó hiển thị giá trị trọng lượng ra màn hình hiển thị. Bộ chỉ thị đang sử dụng chủ yếu cho các sản phẩm cân sàn điện tử là bộ chỉ thị A12,Yht3.
Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các loại bộ chỉ thị A9, jalever, hay defender tùy theo nhu cầu sử dụng và ứng dụng chức năng của mỗi khách hàng.
2, Ứng dụng hữu ích của cân sàn điện tử
Cân sàn điện tử được sử dụng rộng rãi trong các quá trình sản xuất và mua bán trao đổi. Bạn có thể sử dụng để kiểm tra khối lượng hàng hóa đã đóng gói, mua bán thịt cá, nhôm đồng, sắt thép…
3, Phân loại cân bàn:
- Theo mức ta có các loại cân bàn : 60kg, 100kg, 150kg, 200kg,300kg, 500kg
- Theo khích thước : có 4 loại cân sàn điện tử kích thước chủ yếu là 40cm x 50cm; 42cm x 52cm; 50cm x 60cm; 60cm x 80cm.
- Theo đơn vị sản xuất được chia làm 3 hãng: Mettler Toldedo, Ohaus, cân lắp ráp trong nước.
Ngoài ra còn có: Cân thông thường, cân đếm, cân tính phần tram, cân cộng dồn
Xem thêm: cân bàn điện tử, cân treo điện tử, cân phân tích